Năm 2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức cuộc khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.
Theo gia cuộc khảo sát năm 2018 có 3.061 doanh nghiệp, trong đó 46% từ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, 33% thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 17% từ các doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về thuế
Theo Báo cáo của cuộc khảo sát, trong các thủ tục quản lý thuế, vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp vẫn là những quy định hay thay đổi. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp phản án về vấn đề này là 17% trong khâu nộp thuế, 25% trong khâu hoàn thuế, không thu thuế và 19% trong khâu quyết toán thuế. Tiếp theo là sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cơ quan hải quan, với 10% ở khâu nộp thuế, 15% ở khâu hoàn thuế, không thu thuế và 11% ở khâu quyết toán thuế.
Trong 3 thủ tục quản lý thuế mà nhóm nghiên cứu đề nghị các doanh nghiệp cung cấp những khó khăn cụ thể khi thực hiện, thì thủ tục nộp thuế có ít doanh nghiệp phản ánh khó khăn hơn cả. Theo đó, có 17% doanh nghiệp phản án vấn đề các quy định hay thay đổi và 10% về vấn đề phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan.
Dù vậy, tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh về những khó khăn cụ thể trong khâu nộp thuế của khảo sát năm 2018 vẫn thấp hơn rõ rệt so với kết quả khảo sát năm 2015. Cụ thể, năm 2015, có tới 40% doanh nghiệp nhận thấy có sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan; 39% phản ánh về các quy định hay thay đổi; 23% cho biết cán bộ hải quan không hướng dẫn đầy đủ, tận tình và 20% bị yêu cầu nộp thêm giấy tờ ngoài quy định.
Liên quan đến vấn đề hoàn thuế, không thu thuế, Báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu cũng chỉ ra rằng, đây là khâu có nhiều doanh nghiệp gặp khóa khăn khi thực hiện.
Khó khăn cụ thể bao gồm các quy định hay thay đổi (25%), sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan (15%). Vẫn có tới 14% doanh nghiệp cho biết bị yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ ngoài quy định và 13% phán án về việc cán bộ hải quan không hướng dẫn đầy đủ, tận tình.
Tương tự như khâu nộp thuế, tỷ lệ doanh nghiệp phản án về những khó khăn cụ thể trong khâu hoàn thuế, không thu thuế của khảo sát năm 2018 cũng giảm đáng kể so với kết quả khảo sát năm 2015.
Ví dụ, năm 2015 có tới 47% doanh nghiệp cho biết cán bộ hải quan không hướng dẫn đầy đủ, tận tình, 42% đánh giá có sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan; 41% gặp khó khăn vì các quy định hay thay đổi và 40% phản ánh về tình trạng bị yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ ngoài quy định.
Về quyết toán thuế, Báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu cho biết, khi thực hiện thủ tục quyết toán thuế, có 19% doanh nghiệp gặp khó khăn do các quy định hay thay đổi. Kế đến là sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan (11%). Cũng có 9% doanh nghiệp bị yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ ngoài quy định và khoảng 8% cho biết cán bộ hải quan không hướng dẫn đầy đủ, tận tình.
Khó khăn trong thủ tục kiểm tra sau thông quan đã giảm
Cũng theo Báo cáo khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, có 755 doanh nghiệp cho biết có trải qua thủ tục kiểm tra sau thông quan trong vòng một năm vừa qua, chiếm 26% số doanh nghiệp cung cấp thông tin.
Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi trải qua thủ tục kiểm tra sau thông quan của khảo sát năm 2018 cũng đã giảm so với năm 2015.
Cụ thể, mặc dù khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp gặp phải trong kiểm tra sau thông quan là thời gian kiểm tra kéo dài hơn kế hoạch với tỷ lệ 21% của năm 2018, song đã giảm đáng kể so với con số 37% của năm 2015. Hoặc trong khảo sát 2018, có 17% doanh nghiệp phản ánh tình trạng nội dung kiểm tra bị chồng chéo, đã giảm sao với con số 26% của năm 2015.
Có 11% doanh nghiệp cho biết phải nội giấy tờ ngoài quy định (giảm so với 15% của năm 2015), và 10% doanh nghiệp cho biết không được giải trình về các vấn đề chưa rõ trước khi có kết luận cuối cùng (năm 2015 là 17%). Một số doanh nghiếp (12%) bị chi cục kiểm tra sau thông quan kiểm tra đối với cả những lô hàng được chi cục hải quan cửa khẩu kiểm tra sau thông quan.
Theo ý kiến của các một số doanh nghiệp, đề nghị cán bộ hải quan khi kiểm tra sau thông quan cần lắng nghe giải trình của doanh nghiệp và khi cơ quan hải quan ra quyết định cũng cần có lập luận khách quan, logic hơn. Trong lúc kiểm tra, nếu đoàn kiểm tra phát hiện những mặt hàng nào mà doanh nghiệp khai không đúng mã HS dẫn đến sai số thuế phải nộp, thì đoàn kiểm tra nên cung cấp cho doanh nghiệp biết vào ngày hôm sau hoặc vài ngày sau đó để doanh nghiệp cung cấp chứng từ chứng minh. Nếu doanh nghiệp không chứng minh được lúc đó mới lập biên bản nhằm giảm bớt thời gian cho cả hai bên cũng như giảm áp lực về thời gian để doanh nghiệp rà soát số liệu và làm công văn giải trình cho các mặt hàng có trong bảng kê đính kèm theo biên bản.
Theo VnMedia
(Visited 27 times, 1 visits today)