Đã có cách xác định “Hàng hóa của Việt Nam”, “Sản xuất tại Việt Nam”

Cơ hội giao thương - Dự thảo Thông tư "Quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam" đã đưa ra cách xác định cụ thể

Theo Dự thảo Thông tư, hàng hoá được coi là hàng hóa của Việt Nam trong 2 trường hợp: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam; hoặc hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa

Hàng hoá có xuất xứ thuần túy

  Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam.
  2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam.
  3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.
  4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại Việt Nam.
  5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam.
  6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, nơi Việt Nam có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
  7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.
  8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này ngay trên tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.
  9. Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở Việt Nam hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.
  10. Các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này tại Việt Nam.

Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy

  1. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam sẽ được coi là hàng hóa của Việt Nam nếu đáp ứng tiêu chí thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Các tiêu chí nêu tại Phụ lục I được xác định như sau:
  3. Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
  4. Tiêu chí “Hàm lượng giá trị gia tăng” (sau đây gọi tắt là VAC): được tính theo công thức quy định tại khoản 3 Điều này.
  5.  VAC được tính theo một trong hai công thức sau: Công thức trực tiếp:

VAC =

Trị giá nguyên liệu đầu vào

có xuất xứ Việt Nam

/Trị giá EXWx 100%

 

 

Công thức gián tiếp:

 

VAC =

Trị giá EXW

Trị giá nguyên liệu đầu vào

không có xuất xứ Việt Nam

/Trị giá EXW x 100%

 

 

Theo Dự thảo Thông tư, tổ chức, cá nhân được lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính VAC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính.

6.  Để tính VAC theo công thức nêu tại khoản 2 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:

7. “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam” bao gồm trị giá của nguyên liệu mua của nhà sản xuất trong nước hoặc do tổ chức, cá nhân tự sản xuất; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.

8.  “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.

9. “Giá xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp + Lợi nhuận của nhà sản xuất;

                – “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;

                – “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các khoản thưởng và những khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;

                – “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hoá hoặc quyền sản xuất hàng hoá); kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành phần phải chịu thuế.

Theo Tạp chí Công Thương

(Visited 13 times, 1 visits today)