40% doanh nghiệp Việt Nam vẫn thụ động “chờ đợi và theo dõi”
Theo kết quả khảo sát hơn 4.500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp Đông Nam Á vừa được tập đoàn SAP công bố, cho thấy mức độ ảnh hưởng của Covid-19 đối với các doanh nghiệp trong khu vực và những lo ngại về triển vọng kinh doanh lâu dài. Kết quả khảo sát được công bố tại sự kiện Forward Together, sự kiện trực tuyến của SAP về tình hình thực tế mới trong kinh doanh. Khảo sát cho thấy 40% các doanh nghiệp Đông Nam Á vẫn thụ động “chờ đợi và theo dõi” để đối phó với đại dịch.
Kỷ nguyên số đang phát triển thành một kỷ nguyên “thông minh”, trong đó các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức mới khi các sáng tạo số đang phá vỡ những phương thức kinh doanh truyền thống và hình thành các quy tắc mới trên thương trường. Các công ty chiến thắng là những công ty đã dũng cảm chuyển đổi và đổi mới. Điều này càng được khẳng định rõ nét hơn trong thế giới “đột phá số thức” (digitally disruptive) hiện nay, và đại dịch Covid-19 đã góp phần đẩy mạnh xu hướng này.
Cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong thế giới hậu Covid-19 |
Theo công bố, phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tại Đông Nam Á (63%) được khảo sát đã nhận thấy những thay đổi về hành vi cũng như động lực mua sắm của khách hàng kể từ đầu năm 2020, mặc dù 21% doanh nghiệp không chắc chắn hoặc thiếu hiểu biết về những thay đổi liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tại Đông Nam Á vẫn khá thận trọng và bảo thủ về việc chuyển đổi số, với rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách phòng thủ cùng quan điểm những gián đoạn đến từ Covid-19 sẽ dần biến mất trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, có tới 60% các doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm đối phó với “thực tế mới” do Covid-19 gây ra, tuy nhiên vẫn còn 40% doanh nghiệp được khảo sát vẫn giữ quan điểm “chờ đợi và theo dõi” và chưa có bất kỳ sự chuyển đổi đáng kể nào trong doanh nghiệp mình, với hy vọng mọi thứ sẽ trở lại bình thường như cũ.
Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu làm quen với nền tảng thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến, các doanh nghiệp nhỏ hơn vẫn lo lắng về chi phí triển khai của các nền tảng số và điều chỉnh hoạt động để đáp ứng nhu cầu đột ngột gia tăng. Khoảng 20% doanh nghiệp tại Đông Nam Á nhận thấy họ cần phải điều chỉnh các chiến lược về trải nghiệm khách hàng để đáp ứng sự mong đợi và nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng trên các nền tảng…
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong thế giới hậu Covid-19
Trước cuộc khủng hoảng Covid-19, công nghệ được ứng dụng chủ yếu với mục đích cắt giảm chi phí và gia tăng năng suất, hướng tới mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Khi thích nghi với thực trạng mới do Covid-19 gây ra, vai trò của công nghệ sẽ phải phát triển nhằm giúp các doanh nghiệp: Nâng cao khả năng phục hồi – giúp chèo lái doanh nghiệp qua giai đoạn khó khăn nhờ sự nhanh nhạy; Mang lại lợi nhuận – hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh và nâng cao năng suất với sự minh bạch về doanh thu và lợi nhuận; Hành động bền vững – bằng cách giảm lượng khí thải carbon, giảm thiểu chất thải và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn
Ứng dụng những công nghệ thông minh để mang đến cái nhìn rõ ràng và tức thì về những nguyên liệu thô, con người và tài sản của doanh nghiệp; Sử dụng Trí tuệ nhân tạo và Học máy (Machine Learning) để liên tục đánh giá và điều chỉnh kế hoạch hoạt động; Tự động hóa quy trình robot nhằm tự động hóa các hoạt động thâm dụng lao động, cho phép nhân viên tập trung vào các hoạt động hiệu quả và mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.
Để hỗ trợ việc kinh doanh liên tục trong những thời điểm khó khăn này, SAP đã mở truy cập miễn phí vào một số giải pháp công nghệ chọn lọc. Theo đó, SAP đã miễn phí quyền truy cập vào SAP Ariba Discovery, mạng lưới kinh doanh lớn nhất thế giới, từ nay cho đến 31/12/2020, để bất kỳ người mua nào cũng có thể đăng nhu cầu mua hàng ngay lập tức và bất kỳ nhà cung cấp nào cũng có thể phản hồi nếu họ có khả năng cung cấp. Ngoài ra, quyền truy cập miễn phí vào Qualtrics Remote Work Pulse cũng đã giúp các tổ chức hiểu tình hình làm việc từ xa của đội ngũ nhân sự và những hỗ trợ cần thiết từ doanh nghiệp để thích nghi với môi trường làm việc mới…
Theo VnMedia